CHẤT BÉO TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA LỢN CON

Lợn con đang bú mẹ có thể tăng trưởng nhanh chỉ với sữa mẹ như một loại thức ăn cơ bản. Sữa lợn nái cung cấp hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như protein (Casein), đường (Lactose) và chất béo. Protein cung cấp các axit amin cần thiết cho sự tăng trưởng. Lactose được sử dụng như một nguồn năng lượng chuyển hóa chính và chất béo được sử dụng để tích lũy mỡ cho cơ thể. Nồng độ chất béo trong sữa lợn nái tăng lên trong giai đoạn cho con bú cho đến 10 ngày sau khi đẻ và tương đối ổn định trong những ngày còn lại của giai đoạn cho bú. Gần 70% chất béo trong sữa là bão hòa và chứa khoảng 20% các axit béo mạch ngắn và trung bình, là các axit dễ hấp thu. Hơn nữa, sữa lợn nái chứa 1-2% phospholipid giúp các chất béo luôn luôn được duy trì ở trang thái nhũ tương. Điều này giúp cho chất béo trong sữa lợn nái có độ tiêu hóa lên đến 90% cho lợn con.

Nhưng sau đó, lợn con phải trải qua các giai đoạn quan trọng của cuộc đời là giai đoạn cai sữa và sau cai sữa.Thực tế, lợn con khi tách mẹ gặp nhiều thay đổi và căng thẳng, thức ăn bị thay đổi đột ngột. Vào lúc cai sữa, dạ dày và đường ruột của lợn con chưa phát triển đầy đủ để tiêu hóa chất béo và các loại dầu có trong khẩu phần cai sữa cũng như tất cả các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E). Đó là do ở giai đoạn này lợn con không sản sinh đủ lượng muối mật. Hơn nữa, vào thời điểm này mức độ hoạt động của enzyme lipase tụy vẫn còn khá thấp. Mức độ này sẽ tăng theo độ tuổi của lợn con.


Hoạt tính của lipase theo độ tuổi của lợn con (Liu và cs, 2001)
 

Tuy nhiên, việc bổ sung chất béo vào khẩu phần ăn của lợn con cai sữa là một công cụ chiến lược giúp tăng hiệu suất của lợn con. Các nguồn chất béo được bổ sung vào khẩu phần của lợn con từ khẩu phần ngoài sữa như các loại dầu thực vật không bão hòa và chất béo động vật bão hòa. Theo nguyên tắc, khả năng tiêu hóa chất béo của các loại dầu không bão hòa là cao hơn so với các chất béo có nguồn gốc từ thực vật và tăng lên khi lợn con trưởng thành.

Khả năng tiêu hóa chất béo và dầu theo độ tuổi của lợn con cai sữa (Cera, 1988)


Cuối cùng, lipid phải băng qua hai hàng rào để được hấp thu vào tế bào ruột, đó là: lớp nước tĩnh và màng nhung mao ruột.

Tuy nhiên, ngoài lipase, muối mật cũng khá quan trọng đối với sự hình thành các mixen và do đó hạn chế được sự hấp thu tối ưu các chất béo và các loại dầu. Có hai giai đoạn trong lumen ruột: giai đoạn nhũ tương hóa những giọt dầu nhỏ lơ lửng trong môi trường nước và giai đoạn hình thành các hạt mixen, trước tiên có mặt trong ruột.



Muối  mật và các enzym tuyến tụy có mặt tại bề mặt dầu-nước. Các hoạt động tẩy rửa của muối mật và sự hiện diện của các phospholipid khẩu phần, nhất là lysophospholipids, dẫn đến sự hình thành các mixen hỗn hợp và kích thước hạt giảm từ 50.000 đến 2.000A°, do đó mở rộng diện tích bề mặt dầu-nước. Hơn nữa, các lysophospholipid như lysophosphatidylcholine (LPC) và lysophosphatidylethanolamine (LPE) là những thành phần tự nhiên của màng tế bào và chúng tăng cường sự hấp thu các chất dinh dưỡng nói chung và chất béo nói riêng lên các tế bào biểu mô ruột vào ruột.

Các nhà dinh dưỡng cần phải tính đến sự chưa hoàn thiện của hệ tiêu hóa ở lợn con cai sữa khi đề cập đến tiêu hóa chất béo. Việc sử dụng các sản phẩm tráng béo nên hạn chế cho thú non và chỉ dành riêng cho thú lớn hơn vì sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo ở thú non.

Để tăng cường tiêu hóa chất béo, có thể bổ sung lysophospholipid vào khẩu phần để đảm bảo sự nhũ hóa dầu-trong-nước tốt, hình thành các mixen hỗn hợp nhỏ hơn và tăng cường sự hấp thu các chất dinh dưỡng qua màng tế bào biểu mô ruột. Các mixen nhỏ hơn sẽ giúp tăng diện tích bề mặt hoạt động của lipase và hấp thu dễ dàng ở màng ruột. Những lysophospholipid thu được bằng cách thủy phân lecithin đậu nành bằng enzyme phospholipase A2 để tăng cường sự nhũ hóa và hấp thu dinh dưỡng. Điều này đảm bảo các chất béo được tiêu hóa hiệu quả hơn ở lợn con trong giai đoạn cai sữa và do đó đảm bảo cho vật nuôi phát triển tối đa tiềm năng của chúng. Bằng cách tăng cường khả năng tiêu hóa chất béo, các chuyên gia dinh dưỡng có thể giảm hàm lượng chất béo trong khẩu phần đi 10% và giảm chi phí thức ăn xuống mà không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng.

Tiêu hóa chất béo là một quá trình phức tạp mà các chuyên gia dinh dưỡng nên chú ý nhiều hơn nữa, đặc biệt là đối với dinh dưỡng của lợn con. Sữa chứa chất nhũ hóa tự nhiên và chiến lược tương tự sẽ sớm được áp dụng vào thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa chất béo khi lợn con chuyển đổi thức ăn từ dạng lỏng sang dạng rắn.
 

SƯU TẦM