
Các ANF chính gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng là lectin, các chất ức chế protease, tannin, protein kháng nguyên, axit phytic, glucosinolate và gossypol. Xử lý nhiệt có thể làm giảm đáng kể hoạt động của các ANF, lectin và đặc biệt là các chất ức chế protease. Một phương pháp hiệu quả để cải thiện sự giải phóng photpho gắn với axit phytic là việc sử dụng phytases bổ sung. Đối với tannin và glucosinolate, thực tế chưa có phương pháp cụ thể nào. Chúng ta cần thêm thông tin trước khi có thể định lượng hàm lượng của các ANF trong thức ăn để tác động lên khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng và hạn chế tối đa các tổn thất về dinh dưỡng.
Arabinoxylan |
Beta-glucan |
Glucosinolate |
Gossypol |
Lectin |
Phytate |
Chất ức chế protease |
Kẽm Oxit |
Tannin |
|
Arabinoxylan là một hemicellulose được tìm thấy trong các thành tế bào sơ cấp và thứ cấp của thực vật, bao gồm các loại ngũ cốc. Các arabinoxylan tan trong nước làm thay đổi độ nhớt của ruột, dẫn đến giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Người ta thường bổ sung các loại enzyme vào thức ăn chăn nuôi gia cầm để chống lại các tác động tiêu cực của arabinoxylans.
Beta-glucan hấp thụ nước trong ruột, dẫn đến sự hình thành gel làm tăng độ nhớt của ruột. Việc tăng độ nhớt ruột gắn liền với sự hình thành gel làm ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số enzyme (ß-glucanase) có thể được bổ sung vào thức ăn để giảm độ nhớt ruột và do đó làm tăng lượng hấp thu dinh dưỡng.
Glucosinolate có mặt trong tất cả các hạt họ cải và các loài thực vật, cụ thể là trong hạt cải dầu. ANF này là nguồn gốc gây ra các tổn thương thận và gan ở lợn và gia cầm. Những ảnh hưởng của glucosinolate có thể được khắc phục bằng cách sử dụng sulfat đồng bổ sung hoặc iốt vào khẩu phần ăn. Tuy nhiên, phương pháp có triển vọng nhất để giảm thiểu ảnh hưởng của glucosinolate là giảm hàm lượng của chúng trong thức ăn thông qua việc nhân giống cây trồng. Do đó, nên tránh việc sử dụng hạt cải dầu hoặc bã cải dầu trong khẩu phần ăn của thú non và cần phát triển các giống cây trồng có hàm lượng glucosinolate thấp.
Gossypol ở dạng tự do là một hợp chất độc hại được tìm thấy trong cây bông với mức cao có thể làm nhạt màu lòng đỏ trứng và gây ra các vết lốm đốm.
Lectins
là một loại protein có khả năng liên kết với carbohydrate, gây ngưng kết các tế bào máu đỏ. Trong đường tiêu hóa, sự ngưng kết này gây teo các vi nhung mao, làm giảm sự phát triển của các tế bào biểu mô, và làm tăng trọng lượng của ruột non do tăng sản tế bào. Xử lý nhiệt ẩm sẽ giúp phá hủy một lượng lectin có trong các loại đậu. Tuy nhiên, khó bất hoạt bằng xử lý nhiệt khô.
Phytate là hình thức lưu trữ chính của phốt pho trong nhiều tế bào thực vật, đặc biệt là trong cám và các loại hạt. Phytate đã được chứng minh là có tác động cản trở sự hấp thu không chỉ phốt pho mà còn các khoáng chất khác, đặc biệt là canxi, magiê, sắt và kẽm. Phytate cũng đã được chứng minh là gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ của chất béo và protein. Ít nhất 75% tổng phốt pho trong ngô, ví dụ, ở dạng phốt pho - phytate.
Phytase được coi như một chất phụ gia dùng trong thức ăn chăn nuôi nhằm phân hủy phytate. Người chăn nuôi cũng đang tìm cách sản xuất loại ngũ cốc và các loại đậu có hàm lượng axit phytic thấp.
Các chất ức chế protease là những phân tử protein nhỏ có khả năng can thiệp vào hoạt động của các enzym phân giải protein. Các chất ức chế trypsin có nhiều trong nhiều cây họ đậu, bao gồm đậu nành và đậu Hà Lan.
Xử lý nhiệt hợp lý kết hợp với độ ẩm chính xác giúp phá hủy các chất ức chế trypsin. Trong trường hợp của bột nành chưa tách béo, phương pháp phổ biến nhất là ép đùn. Nếu không đủ nhiệt sẽ không tốt đến khả năng tiêu hóa axit amin vì các yếu tố kháng dinh dưỡng không bị phá hủy hết. Còn nếu nhiệt độ nóng quá cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu hóa axit amin vì một phần của các axit amin đã bị phá hủy hoặc trở nên biến tính khó tiêu.
Tannin tạo ra vị đắng cho một số lá cây, trái cây, và rượu vang. Tannin được tìm thấy trong lá cây, vỏ cây, trái cây, gỗ và rễ cây. Tannin có khả năng kết hợp với protein, làm giảm khả năng tiêu hóa protein. Nhưng ở liều lượng thấp, tannin lại có thể có một tác động tích cực đến sự phát triển của vật nuôi.
Kẽm oxit thường không được coi là yếu tố kháng dưỡng. Nó là một nguồn kẽm phổ biến ở lợn và gia cầm. Nó cũng được sử dụng ở liều cao (3000ppm) để phòng ngừa tiêu chảy ở heo con. Nhưng các nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh tác động kháng dưỡng của chúng do sự tương tác tiêu cực của nó với phytase, đồng, sắt và axit hóa đường ruột.
Kẽm oxit liên kết với các phức hợp phytate và ngăn chặn sự xúc tác của enzyme phytase và do đó giảm sự giải phóng phốt pho. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng liều lượng cao của Kẽm oxit trong thức ăn của lợn con đòi hỏi sự gia tăng bổ sung phốt pho để tránh thiếu hụt.
Liều sử dụng cao của Oxit kẽm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự hấp thu đồng và sắt. Kẽm, đồng và sắt sử dụng cùng một cơ chế bơm để vào tế bào ruột. Trong trường hợp kẽm quá nhiều, cơ hội của sắt và đồng vào ruột sẽ giảm. Nếu sử dụng liều lượng cao của Oxit kẽm, cần phải tăng liều bổ sung của đồng và sắt để duy trì sự tăng trưởng của vật nuôi.
Kẽm oxit cũng như canxi cacbonat được biết đến là có khả năng bắt giữ axit hữu cơ. Việc sử dụng oxit kẽm hàm lượng cao sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình axit hóa của dạ dày và làm tăng độ pH của nó lên 0,5 đơn vị. Các nhà dinh dưỡng thường thêm một số chất axit hóa vào công thức để giúp axit hóa dạ dày nhưng hàm lượng Kẽm Oxit cao sẽ làm trung hòa và do đó làm giảm hiệu quả của chúng.
Tóm lại, việc sử dụng Kẽm Oxide ở liều cao sẽ gây tốn chi phí nhiều hơn. Thay vì 6 USD mỗi tấn (2 usd / kg cho 3kg / tấn thức ăn), thực tế chi phí tăng gấp đôi lên đến hơn 13 USD mỗi tấn thức ăn.
Có một số giải pháp thay thế với tác dụng tương tự về phòng tiêu chảy nhưng tiết kiệm hơn rất nhiều.

Chi phí và các thành phần được sử dụng cho tính toán:
Kẽm oxit: 2 USD / kg
Phytase: 10000 FTU/G: 13 USD/kg
CuSO4 (25% Cu): 2USD/kg
FeSO4.7H2O (20% Fe): 0,2USD/kg
CaCO3 (40% Ca): 0,07USD/kg
Axit lactic (80%): 1 USD/kg
Cách tiếp cận tương tự có thể áp dụng cho các yếu tố kháng dưỡng khác. Điều đó cho phép chúng ta tối ưu hóa việc sử dụng các thành phần trong công thức. Chúng ta có thể không hoàn toàn tránh được các yếu tố kháng dưỡng đó nhưng chúng ta cần phải giảm thiểu tác động của chúng bằng cách đưa cả chi phí trực tiếp (giá của thành phần đó) và chi phí gián tiếp (chi phí khác liên quan) của từng thành phần vào công thức.
SƯU TẦM