THỨC ĂN BỊ NHIỄM KIM LOẠI NẶNG NHƯ THẾ NÀO?

Trong số 1,375 mẫu khoáng, premix và thức ăn từ 16 nước châu Á - Thái Bình Dương được đem thử nghiệm trong đợt khảo sát kim loại nặng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Alltech 2016 thì có 20% mẫu có mức ô nhiễm vượt quá giới hạn EU cho phép về kim loại nặng như Asen, Cadmium và Chì. Đây là năm thứ 6 Alltech tiến hành khảo sát tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.


 
Cuộc khảo sát đã cho thấy rằng 38% của hơn 100 mẫu thức ăn lợn và 26% của hơn 200 mẫu thức ăn gia cầm bị nhiễm độc kim loại nặng.
 
“Tình trạng thức ăn bị nhiễm độc kim loại nặng được tìm thấy trong cuộc khảo sát năm nay đang ở mức báo động”, Tara Jarman, Giám đốc về chất khoáng của Alltech khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói". Đây là một dấu hiệu rất rõ cho thấy rằng những gì chúng ta cho vật nuôi ăn cũng là nguy cơ gây hại cho vật nuôi và cả con người”.
Asen, Cadmium và Chì là những chất độc tiềm ẩn và có thể làm giảm thành tích chăn nuôi do ức chế miễn dịch hoặc gây tổn thương gan và thận cho vật nuôi.
“Chúng ta lo ngại rằng mức độ lây nhiễm này cũng là những nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe con người do lây nhiễm từ trong thịt, trứng và sữa”, Jarman nói.
 
Năm 2016, cuộc khảo sát về kim loại nặng của Alltech tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã cho thấy rõ nguy cơ tiếp tục bị ô nhiễm trên nhiều loại nguyên liệu, bao gồm các nguồn vi chất khoáng vô cơ. Mức độ ô nhiễm cực kỳ cao được tìm thấy trong một vài mẫu chất khoáng. Cadmium, một chất gây ung thư cho con người được phát hiện ở mức độ cao là 16,579 ppm trong một mẫu sulphate, trong khi giới hạn của EU chấp nhận được chỉ là 10 ppm.
“Như chúng ta đã thấy trong những cuộc khảo sát trước đó, Cadmium tiếp tục là chất gây ô nhiễm chính, trong đó có khả năng do các quá trình liên quan đến việc sản xuất các nguồn khoáng vô cơ," Jarman nói.

Animine, một công ty chuyên về Kẽm Oxit ở Pháp, đã làm một vài cuộc khảo sát bằng việc phân tích các mẫu Kẽm Oxit được thu thập từ các nhà cung cấp Trung Quốc và Thái Lan. Đối với Cadmium, người ta tìm thấy mức độ ô nhiễm từ 434 – 862ppm, cao hơn 15 – 30 lần so với mức cho phép. Đối với Chì, hàm lượng lên đến 14,400ppm. Nếu bạn sử dụng Kẽm Oxit với liều 3 kg/tấn thức ăn, thì thức ăn của bạn chứa tới 2,5 mg Cadmium và có thể lên đến 43 mg Chì/kg thức ăn.
 

 
Nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn đúng nguồn Kẽm Oxit thì chúng ta có thể dễ dàng bị nhiễm độc do hàm lượng kim loại nặng gây ra, đặc biệt là khi ta sử dụng Kẽm Oxit ở liều cao trong thức ăn chăn nuôi trong một thời gian dài (5 – 6 tuần).

Các thí nghiệm thách thức trên chuột được thực hiện trong phòng thí nghiệm khi chúng được cho ăn với mức độ nhiễm độc cao đã cho thấy rõ cơ chế đào thải, thường liên quan đến việc hấp thu qua gan, thận (Cadmium) và xương (Chì). Từ đó, các nhà khoa học đã nhận ra rằng sự tích tụ được bắt đầu bằng một hợp chất metallothionein, hợp chất này được sản xuất chủ yếu trong ruột non và gan; cũng là nơi hấp thu kẽm khẩu phần, mà sẽ giảm hiệu quả nếu có mặt Cadmium.
 
Cùng với các nhà khoa học tại Đại học Debrecen, Hungary, Tiến sĩ Clive Phillips, Đại học Queensland, Australia đã nghiên cứu bổ sung thêm Cadmium và Chì với liều cao nhất cho phép (là 1 và 10ppm tương ứng) vào khẩu phần ăn của cả lợn choai và lợn nái bầu/nái cho con bú. Ở lợn choai, sau khi cho ăn khẩu phần có chứa hàm lượng cao nhất cho phép hoặc một nửa lượng đó, người ta cũng phát hiện ra rằng ở những con vật được cho ăn khẩu phần có hàm lượng Chì và Cadmium cao hơn thì hiệu quả chuyển đổi thức ăn giảm đi khoảng 3%. Trọng lượng heo con sơ sinh đã giảm từ 1,61 kg xuống 1,49 kg khi chúng ta cho lợn nái mang thai và cho con bú ăn khẩu phẩn bị nhiễm chì và Cadmium ở hàm lượng cao nhất cho phép so với khẩu phần ăn đối chứng. Sau khi sinh, heo con từ khẩu phần ăn bị ô nhiễm có tăng trưởng chậm hơn và tỷ lệ tử vong tăng từ 8 đến 17%. Như vậy, trọng lượng của lợn con cai sữa/lợn nái là 52kg ở khẩu phần bị ô nhiễm, thấp hơn 19kg so với khẩu phần đối chứng. Nghiên cứu này khẳng định rằng cả Cadmium và Chì đều ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của và tỷ lệ chết ở lợn.
 
May mắn thay, chúng ta dễ dàng kiểm tra mức độ ô nhiễm kim loại nặng cả trong thức ăn chăn nuôi và trong cơ thể vật nuôi. Nghiên cứu cho thấy trong máu và phân có nồng độ Chì và Cadmium tương đương trong cơ thể.
Kim loại nặng nhiễm vào con người thông qua sự tiêu thụ nội tạng như gan và thận của  con người. 
Một nghiên cứu được thực hiện bởi viện chăn nuôi heo Pháp bằng việc bổ sung Cadmium với liều 0.5ppm vào thức ăn heo con từ 42 đến 160 ngày tuổi. Nồng độ Cadmium sau đó được đo trong gan và thận khi giết mổ ở 106 kg. Đồ thị dưới đây cho thấy thận của những con vật này là không an toàn cho người tiêu thụ vì hàm lượng Cadmium đã vượt mức cho phép.
 

 
Một dự án đang thực hiện tại Thái Lan đã thu thập 214 mẫu thận từ các chợ và siêu thị. Bảng dưới đây minh họa màu đỏ là thận bị nhiễm Cadmium cần được loại ra khỏi sự tiêu thụ của con người. Thận không an toàn chiếm tới 25% tổng số mẫu thu thập được, cả ở chợ và siêu thị.


Tất cả các nghiên cứu ở trên minh họa cho một điều quan trọng mà chúng ta đã đạt được. Ở lợn, vật nuôi bị lây nhiễm chủ yếu là từ việc sử dụng Kẽm oxit với liều cao 3000 ppm để phòng ngừa bệnh tiêu chảy lúc cai sữa.
 
Hiện nay, đã có một vài lựa chọn thay thế Kẽm Oxit nhằm phòng ngừa tiêu chảy với hiệu quả tốt hơn lên sự tăng trưởng của lợn con nhưng chỉ ở mức giá tương tự mà không còn lo ngại gì nữa về việc gây ra ô nhiễm kim loại nặng.
 
Nếu bạn quan tâm về mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong thức ăn của bạn, hãy gửi mẫu cho chúng tôi và chúng tôi sẽ làm điều đó cho bạn.
SƯU TẦM